Góc nhìn từ Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Sáng 19/12 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo: “Kinh doanh tại Việt Nam góc nhìn từ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ”.

Các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ được ghi nhận có đóng góp ngày càng quan trọng cho nền kinh tế và xã hội, tuy nhiên họ vẫn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trong kinh doanh và định kiến xã hội. Trong kinh tế, việc trao quyền làm chủ doanh nghiệp cho phụ nữ, thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ chính là động lực cho sự phát triển kinh tế bao trùm và bền vững, phát huy sức sáng tạo, khả năng cạnh tranh và tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: “Kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới, quan niệm và giá trị phát triển đang thay đổi. Trước đây, chúng ta nói đến phát triển là nói đến tăng trưởng, nói đến kinh doanh là nói đến lợi nhuận nhưng giờ đây những quan niệm này đã thay đổi, chúng ta vẫn nói đến phát triển nhưng phát triển phải gắn liền với bền vững. Chúng ta vẫn nói đến kinh doanh nhưng phải là kinh doanh có trách nhiệm. Phát huy vai trò của phụ nữ là động lực mới của nền kinh tế toàn cầu và cũng là nội hàm mới của các chính sách kinh tế mới của các quốc gia. Nó bao hàm mục tiêu tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động kinh tế xã hội và tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động lãnh đạo doanh nghiệp

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiêp Việt Nam (VCCI)

Số lượng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trên thực tế chưa tương ứng với tỷ lệ tham gia lao động của phụ nữ trong nền kinh tế (chỉ chưa đến 30% tổng số doanh nghiệp là do phụ nữ làm chủ trong khi tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động là 45,6%5) và tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chưa được khai thác tương xứng.

Tính đến hết tháng 9/2019, cả nước có 285.689 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp toàn quốc. Tuy Việt Nam có tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh ghiệp cao nhất Đông Nam Á, song hầu hết doanh nghiệp vẫn còn ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Có tới 98,8% doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do phụ nữ làm chủ là quy mô nhỏ và siêu nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm tới 61,4%.

Tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vừa giúp khai thác tiềm năng tăng trưởng vừa góp phần thực hiện nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ.

Báo cáo của VCCI khuyến nghị, cải thiện môi trường kinh doanh tiếp tục được coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và cần cả nỗ lực đóng góp từ phía cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết: Vấn đề tìm kiếm khách hàng, biến động thị trường, tiếp cận các nguồn vốn… là những khó khăn hàng đầu đối với doanh nghiệp do nữ làm chủ. Tính minh bạch, điều kiện gia nhập thị trường… các doanh nhân nữ đánh giá còn kém lạc quan, nhất là việc tiếp cận thông tin, tài liệu về biểu mẫu thủ tục hành chính, các luật, pháp lệnh, các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành...

Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh chia sẻ: "Muốn thúc đẩy bình đẳng giới thành công, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thì quan trọng nhất với VCCI là lồng ghép bình đẳng giới trong chỉ số điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), bởi vì tất cả đều xuất phát từ địa phương và nếu mỗi địa phương có môi trường chính sách tốt để tạo cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp thì tôi nghĩ mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, về tỷ lệ doanh nghiệp nữ sẽ đạt được".

Ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME) chia sẻ: “Chúng tôi cũng có nhiều hội viên là doanh nhân, doanh nghiệp nữ làm chủ, nhưng hầu như họ cũng ít có khả năng phát triển bởi nhiều nguyên nhân khách quan. Định kiến xã hội, thiên chức bẩm sinh của người phụ nữ khiến họ ít có cơ hội giao lưu mở rộng mối quan hệ, tiếp cận thông tin, kiến thức, kỹ năng và các nguồn lực”.

Ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME)

Chính phủ, các bộ, nghành cần quyết liệt cải thiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp do nữ làm chủ có thêm nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Bên cạnh đó việc đảm bảo yếu tố bình đẳng giới, giảm áp lực và định kiến xã hội đối với phụ nữ cũng cần thực hiện song song, ông Quang chia sẻ thêm.

Hoàng Sâm

Các tin khác

VARISME hợp tác chiến lược cùng huyện Đức Cơ vì biên giới giàu mạnh

VARISME hợp tác chiến lược cùng huyện Đức Cơ vì biên giới giàu mạnh

Với lợi thế là huyện nông nghiệp, có diện tích đất sản xuất rộng lớn và màu mỡ, việc Hiệp hội VARISME hợp tác chiến lược với huyện Đức Cơ góp phần xây dựng biên giới ngày càng giàu mạnh.

Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”

Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”

Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải pháp đẩy mạnh cho vay, cấp tín dụng cho nông nghiệp sạch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Hưng Hải

Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Hưng Hải

Sáng ngày 29/10 tại Hải Dương, công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải (Công ty KTCTTL Bắc Hưng Hải) tổ chức hội thảo xin ý kiến cho dự thảo “Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH một thành viên KTCTTL Bắc Hưng Hải” nhằm hoàn thành chiến lược và báo cáo Bộ Nông nghiệp & PTNT với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp & PTNT quản lý.