Các chuyên gia trong nước và quốc tế khuyến nghị Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ cho những mô hình kinh doanh hướng đến người có thu nhập thấp. Đó là những ngành kinh doanh có khả năng nhân rộng ở khối tư nhân, thu hút sự tham gia của người nghèo vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan người có thu nhập thấp.
Chiều ngày 15.10 tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra hội thảo chính sách về mô hình kinh doanh hướng tới người thu nhập thấp tại Việt Nam do Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Kinh tế và Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (UN-ESCAP), Mạng lưới hành động hướng tới doanh nghiệp thu nhập thấp (iBAN), phối hợp với Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức.
Theo Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cả nước hiện có rên 740.000 doanh nghiệp, trong đó 98% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, hạn chế về khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính và lao động. Đây cũng là khối doanh nghiệp tạo nhiều việc làm cho người lao động, nhất là người thu nhập thấp. Tuy nhiên, hầu hết hoạt động trong lĩnh vực chế biến đơn giản, nhỏ lẻ, năng suất tương đối thấp…
Tại khu vực ASEAN, Chính phủ nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đã đề nghị ESCAP hỗ trợ nghiên cứu mô hình IB và đưa ra khuyến nghị nhằm thúc đẩy mô hình này phát triển.
Nhóm chuyên gia UN-ESCAP trình bày trong hội thảo một số kết quả nghiên cứu ban đầu về thực trạng mô hình kinh doanh hướng tới người thu nhập thấp tại Việt Nam và cùng thảo luận về các khuyến nghị liên quan đến chính sách về tạo môi trường thuận lợi đối với các doanh nghiệp cung cấp các giải pháp thiết thực, giải quyết những thách thức mà người nghèo và người thu nhập thấp phải đối mặt ở Việt Nam.
Ông Armin Bauer, chuyên gia của ESCAP cho biết, mô hình IB tập trung chủ yếu hỗ trợ doanh nghiệp vừa, giúp củng cố nhiều cho chuỗi giá trị cũng như tầm ảnh hưởng lớn và có tác động đến thu nhập của nhiều người. Bên cạnh đó, mô hình IB cũng hướng tới các doanh nghiệp nhỏ, có mức độ liên kết với nhiều người dân.
Ông Nguyễn Ngọc Quang – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme) cho rằng: “việc xây dựng hệ sinh thái thuận lợi cho mô hình kinh doanh này, thu hút người có thu nhập thấp tham gia vào chỗi giá trị của doanh nghiệp với tư cách là nhà cung cấp, phân phối, bán lẻ…qua đó góp phần xóa đói, giảm nghèo, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững”.
Ông Nguyễn Ngọc Quang – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme)
Tại Việt Nam, trong số hơn 100 doanh nghiệp tiếp cận mô hình IB, bước đầu đã có nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp tham gia và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển chung như cung cấp dịch vụ và giá cả phải chăng cho người nghèo, qua đó nâng cao chất lượng đời sống của các nhóm yếu thế, những người thu nhập thấp.
Thông qua việc kinh doanh hướng tới người thu nhập thấp, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp tục vai trò của mình trong hành trình tiến tới một nền kinh tế toàn cầu bình đẳng, bền vững và hội nhập hơn.
Hoàng Sâm
Với lợi thế là huyện nông nghiệp, có diện tích đất sản xuất rộng lớn và màu mỡ, việc Hiệp hội VARISME hợp tác chiến lược với huyện Đức Cơ góp phần xây dựng biên giới ngày càng giàu mạnh.
Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải pháp đẩy mạnh cho vay, cấp tín dụng cho nông nghiệp sạch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Sáng ngày 29/10 tại Hải Dương, công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải (Công ty KTCTTL Bắc Hưng Hải) tổ chức hội thảo xin ý kiến cho dự thảo “Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH một thành viên KTCTTL Bắc Hưng Hải” nhằm hoàn thành chiến lược và báo cáo Bộ Nông nghiệp & PTNT với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp & PTNT quản lý.