Ngành công thương cần lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách

Ngành công thương cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách, phải có “mãnh lực” vươn lên, không để tình trạng “đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vội vàng”.

Ngành công thương cần lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định năm 2021 là năm vượt khó đi lên và ngành công thương đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế đất nước - Ảnh: VGP

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh yêu cầu trên khi đến thăm Bộ Công Thương vào ngày 8/2 nhân dịp Xuân mới Nhâm Dần 2022.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiệt liệt biểu dương những thành tích ấn tượng và đóng góp quan trọng của ngành công thương đối với đất nước; khẳng định năm 2021 là năm vượt khó đi lên và ngành công thương đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế đất nước.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15, quyết định gói chính sách tài khoá, tiền tệ với quy mô khoảng 350.000 tỷ đồng kèm theo rất nhiều thể chế chính sách đặc thù, vượt trội nhằm hỗ trợ cho tiến trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43 của Quốc hội. "Khung khổ chính sách, kể cả chính sách đặc thù, vượt trội đều đã có. Quan trọng bây giờ là tổ chức thực hiện", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và đề nghị ngành công thương sớm ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội và Nghị quyết số 11 của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, để đạt được các mục tiêu phát triển đất nước mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định, có vai trò hết sức quan trọng của thể chế, chính sách pháp luật. Xây dựng pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật phải kiến tạo sự phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế. Ngành công thương cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách. Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm, toàn ngành cần tập trung, chủ động thực hiện các nhiệm vụ, không để tình trạng "đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vội vàng"; đẩy nhanh việc rà soát các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch mà ngành phụ trách theo đúng tinh thần các nghị quyết của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội và pháp luật về quy hoạch.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị ngành công thương chú trọng công tác xây dựng Đảng bộ thực sự trong sạch, vững mạnh, phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục những khó khăn, giải quyết dứt điểm những tồn tại để bước vào năm mới với một tâm thế mới; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 Khoá XII, XIII; tăng cường hơn nữa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

"Ngành công thương phải có ‘mãnh lực’ vươn lên, toàn ngành đã nỗ lực rồi phải nỗ lực hơn, đã quyết tâm rồi phải quyết tâm hơn như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giao nhiệm vụ là năm sau phải tốt hơn năm trước", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu và tin tưởng ngành công thương sẽ gặt hái được những kết quả tốt hơn trong năm 2022 với khí thế của "mãnh hổ".

Nguyễn Hoàng - Báo Chính Phủ

Các tin khác

Chi phí sản xuất và mua điện của EVN tăng 16.600 tỷ đồng

Chi phí sản xuất và mua điện của EVN tăng 16.600 tỷ đồng

Theo thống kê, trong tháng 7/2021 và 20 ngày đầu tháng 8/2021, giá nhiên liệu đầu vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện đang cao hơn rất nhiều so với thông số giá bình quân đã thực hiện 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là giá than.

Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gỡ khó cho '3 tại chỗ'

Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gỡ khó cho '3 tại chỗ'

Cho phép người lao động được về nhà, kịch bản cách ly ca nhiễm với sự hỗ trợ của y tế địa phương... là những đề xuất được đưa ra để củng cố mô hình sản xuất "3 tại chỗ".

Quy định mới về phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu

Quy định mới về phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2015/TT-BTC về phân loại, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 12/4/2021.