Thành lập Hội đồng doanh nghiệp 4.0 Việt Nam

Ngày 28/1/2021, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á chính thức ra mắt “Hội đồng Doanh nghiệp 4.0 Việt Nam”.

Ông Nguyễn Ngọc Quang Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme) đứng thứ năm từ trái sang trong buổi lễ.

Tham dự chương trình có ông Nguyễn Dũng Thương – Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Tài Chính, Đầu Tư và Hợp tác, Thương Mại Đông Nam Á, ông Nguyễn Ngọc Quang – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme) và một số doanh nghiệp.

 

Ông Nguyễn Dũng Thương - Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Tài Chính, Đầu Tư và Hợp tác, Thương Mại Đông Nam Á cho biết: rất nhiều doanh nhân, doanh nghiệp đã đề nghị Viện nghiên cứu, chủ trì thành lập một tổ chức Hội bao gồm những doanh nhân, doanh nghiệp đã và đang ứng dụng công nghệ 4.0 vào các hoạt động quản lý doanh nghiệp, kết nối kinh doanh, xúc tiến thương mại...nhằm hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Ông Nguyễn Dũng Thương - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á phát biểu tại lễ ra mắt

 

Đây chính là tiền đề, cơ sở để Viện báo cáo Trung ương Hội Khoa học Đông Nam Á - Việt Nam thành lập “Hội đồng doanh nghiệp 4.0 Việt Nam”, trực thuộc Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á.

 

Hội đồng doanh nghiệp 4.0 Việt Nam được thành lập với mục tiêu tập hợp, kết nối các doanh nhân, doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ cùng các cá nhân, tập thể đa ngành nghề, đa thành phần trong nước và quốc tế vào một tổ chức xã hội tự nguyện có đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt động hiệu quả, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

 

Hội đồng doanh nghiệp 4.0 được thành lập không chỉ đáp ứng xu thế mà còn xuất phát từ thực tế. Bởi, đại dịch Covid-19 tiếp tục làm đảo lộn nền kinh tế toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng nghiêm trọng với 60% tổng số doanh nghiệp phá sản.

 

Vì vậy, hơn lúc nào hết, các cơ quan nghiên cứu, đặc biệt là các doanh nhân, doanh nghiệp cần mạnh dạn đổi mới tư duy, hành động, sáng tạo cái mới, từ bỏ cái cũ không phù hợp.

 

Trong đó, sáng tạo mô hình mới nhằm tăng cường kết nối, hợp tác giữa các doanh nhân, doanh nghiệp với nhau và với các thành phần kinh tế khác trong xã hội là giải pháp đột phá hữu hiệu để vượt qua khó khăn. Thực tế, cuộc sống hiện tại cũng như tương lai của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã chứng tỏ sự đúng đắn của chân lý “Liên kết hợp tác hay là chết”.

 

Hiện nay, những thành tựu của cuộc CMCN 4.0 đã tạo ra nhiều công cụ giúp các doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện được triết lý kinh doanh mới “Liên kết - liên kết nữa - liên kết mãi”.

 

CMCN 4.0 cũng là vũ khí sắc bén chống lại thói quen làm ăn riêng lẻ, khép kín, cạnh tranh không lành mạnh. Có thể nói, thời kỳ “riêng rẽ khoẻ ăn” đã qua, thời kỳ Win - Win đã tới. Hội đồng doanh nghiệp 4.0 Việt Nam sẽ là nhân tố mới tạo ra nhiều cơ hội kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với đối tác trên thế giới. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh triển vọng.

Hoàng Sâm DNTH

Các tin khác

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số

Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số

“Chuyển đổi số đã 'đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người', chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp”, Thủ tướng nhấn mạnh và chỉ đạo “3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số.

Nhà báo Nguyễn Văn Minh được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương

Nhà báo Nguyễn Văn Minh được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương

Ngày 28/3, Bộ Công Thương chính thức trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Lai Châu: Dấu ấn xây dựng nông thôn mới, giá trị di sản văn hóa dân tộc

Lai Châu: Dấu ấn xây dựng nông thôn mới, giá trị di sản văn hóa dân tộc

Ngày 19/3, Đoàn nghiên cứu thực tế của lớp Cao cấp lý luận chính trị (CCLLCT) K74.A15 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh do TS Trần Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng Vụ quản lý Đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn đã có buổi trao đổi về kết quả xây dựng nông thôn mới và công tác phát huy, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu.