Thúc đẩy tiềm năng Du Lịch Di sản và Đặc sản trong chuyển đổi số

Ông Trần Mạnh Hà – Phó Giám đốc VNPT IT Khu vực I chia sẻ về sự đóng góp trong di sản và đặc sản trong chuyển đổi số "Thúc đẩy chuyển đổi số khu vực trung du, miền núi phía Bắc"

Ông Trần Mạnh Hà, Phó Giám đốc VNPT IT Khu vực I chia sẻ, người đi du lịch luôn đặt câu hỏi: Đến đó có đặc sản gì để hưởng thụ, trải nghiệm, khám phá? “Di sản và đặc sản là hai từ khoá mọi du khách quan tâm”

z4437580472748_aa0c3262b6b92acad45cf450e14358a1

   Ông Trần Mạnh Hà – Phó Giám đốc VNPT IT Khu vực I

Trên cơ sở đó, VNPT đã triển khai hệ thống nền tảng hệ sinh thái du lịch thông minh đến trên 40 tỉnh thành phố, hiện đã có 18 đơn vị triển khai chính thức. Rất dễ nhớ để vào các cổng du lịch thông minh của địa phương bằng cách truy cập "mytentinh.vn" (trong đó tentinh là tên địa phương).

Nhằm phát triển Du lịch các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, VNPT đề xuất phương án triển khai số hóa nội dung về sự đặc sắc của từng vùng miền, qua đó phối hợp đưa các di sản, đặc sản đã được số hóa cho du khách trải nghiệm trước khi đến thăm quan; cùng xây dựng kịch bản giúp mọi người hiểu được cách chế biến đặc sản vùng miền, tạo nên sự tin tưởng cho người dùng.

Ở Việt Nam, các thành phố lớn như Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh là đại diện cho ẩm thực 3 miền đất nước. Thành phố Hồ Chí Minh được xem như một trong những thành phố tiên phong đưa ẩm thực Việt lên tầm cao mới và trở thành một sản phẩm du lịch mới, tiêu biểu. Với mục tiêu hướng đến phục vụ, giới thiệu nhiều đặc sản địa phương không chỉ đến người dân Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn du khách đến từ các vùng miền trong cả nước và du khách quốc tế, các chương trình như ngày hội du lịch, ngày hội ẩm thực, lễ hội ẩm thực hay tuần lễ ẩm thực đã được nối tiếp nhau diễn ra tại các khu vui chơi, các công viên, hay các trung tâm hội nghị. Ngoài ra, những chương trình giới thiệu ẩm thực nước ngoài như ngày hội ẩm thực Pháp, Đức, hay Tuần lễ ẩm thực ASEAN cũng đã trở thành những sự kiện thường niên của Thành phố Hồ Chí Minh. Thậm chí, trong bất kỳ hoạt động hội chợ, triển lãm nào, Ban Tổ chức đều dành ra không gian riêng cho ẩm thực, với các gian hàng đến từ các địa phương và hệ thống nhà hàng danh tiếng. Tiêu biểu như "Ngày hội du lịch hay Hội chợ du lịch quốc tế ITE" hàng năm đều thu hút những đơn vị lữ hành, vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, đối tác nước ngoài đến tìm cơ hội làm ăn.....

Ông Hà đưa ra ví dụ: “Chẳng hạn, đi Yên Bái, chúng ta mua chè Shan tuyết, rồi về nhà vừa pha uống, vừa bật video xem quy trình tạo nên sản phẩm chè Shan tuyết như thế nào, như thế sẽ chạm đến được cảm xúc của mỗi người”.

z4437580496107_cd5163e904f63bae054b874f427eacc3

Ông Trần Mạnh Hà – Phó Giám đốc VNPT IT Khu vực I,chia sẻ những trải nghiệm tại buổi hội thảo

Di sản văn hóa tạo động lực cho du lịch: Di sản văn hóa là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, là động lực thu hút ngày càng nhiều khách tham quan trong nước và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Hiện nay, ngành du lịch xem đây là nền tảng, trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế du lịch bên cạnh các yếu tố về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và nguồn nhân lực. Di sản văn hóa cũng là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.

Khi nói về di sản, Phó Giám đốc VNPT IT Khu vực I chia sẻ: Đó là những giá trị văn hoá như văn hoá dân gian, các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc mà các thế hệ trước để lại. Du khách đến trải nghiệm, thấy “đã” sẽ “xuống tiền”. Đồng thời, thời gian lưu trú của du khách sẽ nhiều hơn để khám phá giá trị của di sản, quay phim, chụp ảnh....tăng doanh thu cho du lịch và chính du khách là người truyền thông và lan tỏa về giá trị của di sản đến cộng đồng.

VNPT mong muốn được phối hợp số hoá các di sản và đặc sản với mục tiêu: Đa phương tiện; Đa ngôn ngữ; Đa nền tảng; Đa ứng dụng; Đa kết nối.

Cùng với đó, đại diện VNPT đề xuất các địa phương thực hiện số hoá di sản và xây dựng kho dữ liệu di sản của tỉnh để kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản.

Đồng thời xây dựng hoàn thiện phần mềm, chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, tích hợp cơ sở dữ liệu di sản và đặc sản với ứng dụng du lịch thông minh phục vụ du khách; số hoá và quảng bá di sản, đặc sản…

Riêng với Yên Bái, VNPT “đặt hàng” tỉnh số hóa 6 hình thức của nghệ thuật Xòe Thái, để du khách, người nghiên cứu trải nghiệm đầy đủ góc nhìn, thông tin dữ liệu về nghệ thuật Xòe Thái.

Theo TC DNTHNT

Các tin khác

Tập đoàn sơn OWIN tài trợ sơn mới toàn bộ Bệnh Viện Tâm Thần Ban Ngày Mai Hương

Tập đoàn sơn OWIN tài trợ sơn mới toàn bộ Bệnh Viện Tâm Thần Ban Ngày Mai Hương

Nhằm nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đồng thời gửi gắm sự quan tâm động viên đến đội ngũ y, bác sĩ và bệnh nhân Bệnh viện Tâm thần Ban Ngày Mai Hương, ngày 13/06/2023, đại diện Tập đoàn sơn OWIN đã đến thăm và tài trợ sơn mới lại toàn bộ bệnh viện với trị giá 300.000.000 đồng.

Lãnh đạo Hiệp hội Varisme thăm và làm việc với Công ty may Sinh Lộc

Lãnh đạo Hiệp hội Varisme thăm và làm việc với Công ty may Sinh Lộc

Vừa qua, ngày 25/10, tại Công ty TNHH may Sinh Lộc (Công ty may Sinh Lộc), đường Triệu Việt Vương, phường Bích Đào, thành phố Ninh Bình diễn ra chương trình làm việc của Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME) với đại diện công ty nhằm trao đổi và lên phương án đồng hành phát triển.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Làm việc khó mới thú vị

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Làm việc khó mới thú vị

Xuất hiện sau 2 năm kín tiếng, ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ với VnExpress về quyết định dừng xe xăng, việc đóng - mở các dự án và những tham vọng khiến nhiều người đặt câu hỏi "Vingroup có 'too big to fail'".