Chính phủ yêu cầu: Giảm giá xăng dầu theo giá thị trường; không tăng giá điện và các dịch vụ công trong thời gian tới

Chính phủ cũng yêu cầu theo dõi chặt chẽ sự biến động của giá cả thị trường nhằm có những giải pháp phù hợp hạn chế sự tăng bất thường của giá cả; xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, nâng giá.

Chiều 5/2, buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020 diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng. 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp do Thủ tướng chủ trì trước đó, Chính phủ dành nhiều thời gian thảo luận về phòng chống dịch nCoV; công tác triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội khác trong thời gian tới, kể cả đánh giá tác động của dịch nCoV gây ra đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; công tác xây dựng thể chế…

Về công tác phòng chống dịch nCoV, các thành viên Chính phủ đánh giá các bộ, ngành, địa phương trong thời gian ngắn đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn dịch nCoV. Đây là lần đầu tiên chưa có trong tiền lệ đối với việc công bố dịch ở Việt Nam. Nhiều biện pháp chúng ta đang áp dụng hiện nay mạnh hơn dịch SARS năm 2003, thậm chí cao hơn so với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị. Tinh thần là chúng ta chấp nhận thiệt thòi một phần lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng và cuộc sống bình yên của nhân dân.

Tuy nhiên, diễn biến dịch nCoV đến thời điểm này là rất phức tạp, được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến khó lường, ảnh hưởng lớn đời sống của Nhân dân, cũng như tác động mạnh đến mọi mặt KT-XH như tăng trưởng kinh tế, đầu tư, thương mại và du lịch… Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương không được chủ quan, lơ là; cũng không được hoang mang, dao động.. Quyết tâm không để dịch bệnh lây lan, phải coi việc phòng, chống dịch như "chống giặc"; Công văn 79-CV/TW của Ban Bí thư yêu cầu cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để phòng, chống dịch. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành nhận diện đúng các khó khăn, thách thức, dự báo các tình huống có thể xảy ra; đề xuất và kiến nghị các giải pháp vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế với mục tiêu phấn đấu hoàn thành toàn diện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Chính phủ xác định: Việc chống dịch nCoV là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay nhưng chúng ta tuyệt đối không được lơ là việc thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra; phải chủ động để giữ được nhịp độ phát triển. Đồng thời, sau khi kiểm soát, dập dịch thành công phải tập trung để khôi phục sản xuất, bảo đảm cung cầu, giá cả hàng hóa, đời sống nhân dân và thực hiện linh hoạt các chính sách, giải pháp để kích thích sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Chính phủ yêu cầu: Giảm giá xăng dầu theo giá thị trường; không tăng giá điện và các dịch vụ công trong thời gian tới

Chính phủ tiếp tục khẳng định nhất quán tinh thần bàn tiến không bàn lùi, không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng mà phấn đấu ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm; mục tiêu trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho phát triển bền vững; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo thuận lợi thúc đẩy tăng trưởng. 

Chúng ta phải điều hành, vận dụng linh hoạt các chính sách kinh tế vĩ mô để ứng phó kịp thời với những diễn biến bất lợi từ dịch nCoV. Đồng thời, chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ lạm phát theo kịch bản đã đề ra từ đầu năm; trong đó tập trung giảm giá thịt lợn về mức bình thường. Theo dõi chặt chẽ sự biến động của giá cả thị trường nhằm có những giải pháp phù hợp hạn chế sự tăng bất thường của giá cả; xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, nâng giá. Với tình hình phức tạp như hiện nay, yêu cầu giảm giá xăng dầu theo giá thị trường; không tăng giá điện và các dịch vụ công trong thời gian tới. Đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, xuất xứ...

Công tác xây dựng thể chế, pháp luật, cơ chế chính sách cần được đặc biệt chú trọng và phải coi là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của năm 2020. Cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nào không còn phù hợp, cản trở đối với phát triển KTXH thì cần phải sửa đổi, bổ sung ngay, không được chậm trễ.

Trong năm 2020, chúng ta cần triển khai mạnh mẽ chủ trương hội nhập quốc tế, trong đó nâng cao hiệu quả tham gia, chủ động, tích cực đóng góp vào xây dựng, định hình các tổ chức, diễn đàn đa phương, trọng tâm đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Một nhiệm vụ rất quan trọng của năm 2020, các bộ, ngành và địa phương cần chủ động, tích cực tham gia chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng. Tập trung tổng kết và xây dựng Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-2025 của cả nước, cũng như của từng ngành, địa phương.

 

Theo Nhịp Sống Việt

Các tin khác

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia

Ngày 7/3, trong chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính theo lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.

CHỦ TỊCH NƯỚC CÔNG BỐ LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) VÀ LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (SỬA ĐỔI)

CHỦ TỊCH NƯỚC CÔNG BỐ LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) VÀ LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (SỬA ĐỔI)

Thừa lệnh của Chủ tịch nước, đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố toàn văn Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng.

Trao đổi kế hoạch hợp tác giữa VARISME và Ban tổ chức Triển lãm ILDEX Vietnam & HAN Select Vietnam 2024

Trao đổi kế hoạch hợp tác giữa VARISME và Ban tổ chức Triển lãm ILDEX Vietnam & HAN Select Vietnam 2024

Sáng 15/12, tại văn phòng Hiệp hội, lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME) đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn làm việc của Ban tổ chức Triển lãm ILDEX Vietnam & HAN Select Vietnam 2024.