Quy định mới về phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2015/TT-BTC về phân loại, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 12/4/2021.

Quy định mới về phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu
 

Theo Thông tư 17/2021/TT-BTC, hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại hàng hóa gồm: mỗi mặt hàng lập một phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất nhập khẩu kiêm biên bản lấy mẫu hàng hóa; phiếu ghi số, ngày văn bản, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan liên quan đến mẫu hàng hóa; mẫu hàng hóa yêu cầu phân tích; tài liệu kỹ thuật của hàng hóa, trường hợp không có tài liệu kỹ thuật thì cơ quan hải quan nơi gửi hồ sơ phải nêu rõ lý do.

Như vậy, so với quy định hiện hành tại Thông tư 14/2015/TT-BTC, hồ sơ được bổ sung thêm “Tài liệu kỹ thuật của hàng hóa, trường hợp không có tài liệu kỹ thuật thì cơ quan hải quan nơi gửi hồ sơ phải nêu rõ lý do”.

Đồng thời, Thông tư 17/2021/TT-BTC cũng sửa đổi, bổ sung về phân loại, áp dụng mức thuế đối với một số trường hợp đặc biệt như sau: "Trường hợp có sự khác biệt về mô tả hàng hóa tại danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mô tả hàng hóa theo danh mục HS (danh mục hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới), danh mục AHTN (danh mục thuế quan hài hòa ASEAN) thì áp dụng trực tiếp mô tả hàng hóa theo danh mục HS, danh mục AHTN để phân loại và hướng dẫn phân loại theo nguyên tắc áp dụng quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.

Thông tư quy định, hàng hóa xuất nhập khẩu phải lấy mẫu để phân tích theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP. Việc lấy mẫu thực hiện theo phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm biên bản lấy mẫu hàng hóa.

Mẫu được lấy từ chính lô hàng cần phân tích và mang tính đại diện; phải đủ về số lượng, khối lượng để phục vụ cho việc trưng cầu giám định hoặc giải quyết khiếu nại. Khi lấy mẫu phải có đại diện của người khai hải quan. Mẫu phải được các bên ký xác nhận và niêm phong riêng biệt từng mẫu. Khi bàn giao mẫu phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận của các bên.

Trường hợp lấy mẫu nhưng vắng mặt người khai hải quan, cơ quan hải quan lấy mẫu với sự chứng kiến của cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi và phải có ký xác nhận của các bên chứng kiến.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Các tin khác

Ngành công thương cần lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách

Ngành công thương cần lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách

Ngành công thương cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm trong mọi quyết sách, phải có “mãnh lực” vươn lên, không để tình trạng “đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vội vàng”.

Chi phí sản xuất và mua điện của EVN tăng 16.600 tỷ đồng

Chi phí sản xuất và mua điện của EVN tăng 16.600 tỷ đồng

Theo thống kê, trong tháng 7/2021 và 20 ngày đầu tháng 8/2021, giá nhiên liệu đầu vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện đang cao hơn rất nhiều so với thông số giá bình quân đã thực hiện 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là giá than.

Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gỡ khó cho '3 tại chỗ'

Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gỡ khó cho '3 tại chỗ'

Cho phép người lao động được về nhà, kịch bản cách ly ca nhiễm với sự hỗ trợ của y tế địa phương... là những đề xuất được đưa ra để củng cố mô hình sản xuất "3 tại chỗ".