Đại biểu Quốc hội: Cần có chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông dân

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) nêu vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp và đề xuất cần có chính sách kịp thời cho nông dân.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang.

Sáng 1/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Theo đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023. Trong quá trình thảo luận, thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Phát biểu góp ý về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023 tại phiên họp, đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) bày tỏ đồng tình với Báo cáo của Chính phủ.

Quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, đại biểu Lê Thị Thanh Lam cho rằng, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực…

 

Bà Thanh Lam cũng đánh giá cao trách nhiệm của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ NN-PTNT trong việc tham mưu cho Chính phủ có nhiều chính sách và giải pháp trong tái cơ cấu lĩnh vực ngành nông nghiệp trong thời gian qua.

Năm 2022, dù còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khí hậu, dịch Covid- 19 và những xung đột giữa các nước đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng sản xuất và tiêu dùng toàn cầu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán, sạt lở, xâm nhập mặn nhưng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn đạt khá.

Đại biểu cho biết, mặc dù vậy, cử tri và nhân dân vẫn rất lo ngại và luôn trăn trở về tình trạng sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, tình trạng giá cả thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao.

Trong khi đó một số loại nông sản, hàng hóa của nông dân sản xuất ra không tiêu thụ, bán giá thành rất thấp hoặc lỗ, từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất người nông dân. Vấn đề này được cử tri đề nghị nhiều lần nhưng thực tế hàng giả không giảm, hàng kém chất lượng vẫn còn trôi nổi trên thị trường.

Do đó, đại biểu tỉnh Hậu Giang đề nghị cần có giải pháp kịp thời, hữu hiệu hơn và có chính sách hỗ trợ cho người nông dân nhằm giảm gánh nặng đời sống cho họ.

 

Tùng Đinh - Báo Nông Nghiệp

Các tin khác

Hàng trăm tấn tinh dầu quế tồn kho, VPSA kiến nghị Chính phủ gỡ khó

Hàng trăm tấn tinh dầu quế tồn kho, VPSA kiến nghị Chính phủ gỡ khó

Tinh dầu quế tồn kho do vướng quy định xuất khẩu, Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) có văn bản kiến nghị Chính phủ tháo gỡ

Không để tiếp tục chậm trễ trong phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Không để tiếp tục chậm trễ trong phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024 về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công 2024.

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 5/8/2023 về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay.