Hiệp hội VARISME thăm và làm việc với UBND huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

Ngày 17 và 18/3, ông Nguyễn Ngọc Quang - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME) - Trưởng đoàn cùng đoàn công tác của Hiệp hội đã tới thăm và làm việc với UBND huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu theo thư mời.

Huyện Tân Uyên được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2009 theo Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 30/10/2008 của Chính phủ. Là một huyện thuộc vùng sâu, vùng xa của cả nước, Tân Uyên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lai Châu, cách thành phố Lai Châu khoảng 60 km; cách Sa Pa, điểm du lịch lớn của quốc gia 43 km. Thị trấn huyện lỵ cách trung tâm huyện Than Uyên 40 km và cách thị trấn huyện lỵ Tam Đường 25 km.

z4191434729234_5eb95cab2dd5ed87a7e6d097fac053de (1)

Khu nguyên liệu đồi chè của huyệnTân Uyên.

Sau khi được thành lập, huyện Tân Uyên có diện tích tự nhiên 90.319,65 ha, dân số 43.173 người, gồm 8 dân tộc anh em cùng sinh sống: Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú, Dao, Lào, Dáy, Tày trên 10 đơn vị xã, thị trấn: Tân Uyên, Pắc Ta, Trung Đồng, Thân Thuộc, Mường Khoa, Phúc Khoa, Hố Mít, Tà Mít, Nậm Cần, Nậm Sỏ.

z4191426953044_8ec6354dbeeaa2af848c33f1f5c3075e

Đoàn công tác của Hiệp hội VARISME làm việc với UBND huyện Tân  Uyên.

Chia sẻ tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Tân Uyên cho biết, với tiềm năng lợi thế thuận lợi cho phát triển nông - lâm - nghiệp huyện luôn sẵn sàng trên tinh thần, đồng hành cùng nhà đầu tư. UBND huyện Tân Uyên luôn quan tâm tạo điều kiện để các công ty, doanh nghiệp vào khảo sát, đầu tư trên địa bàn. Trong những năm qua, UBND huyện đã cử đoàn công tác tham gia các hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; tổ chức tiếp đón, làm việc với các công ty có nhu cầu đầu tư, giới thiệu tiềm năng phát triển, kêu gọi nhà đầu tư vào địa bàn huyện. 

Hiện nay, một số dự án đã và đang được đầu tư triển khai tại huyện như: trang trại chăn luôn lợn tại xã Pắc Ta - Công ty Phát triển nông nghiệp Lai Châu; ứng dụng công nghệ tự động hoá trong quá trình sản xuất, chế biến chè xanh sao lăn chất lượng cao - Công ty Cổ phần Trà Tân Uyên; đầu tư phát triển cây mắc ca kết hợp với cây trồng lâm nghiệp khác tại xã Nậm Sò - Công ty Him Lam; trồng, phát triển cây mắc ca và một số cây lâm nghiệp khác tại xã Tà Mít - Công ty TNHH An Đức Minh Capital, Công ty Liên Việt Lai Châu; phát triển nông - lâm - nghiệp và dược liệu FOBIC tại xã Nậm Cần, Tà Mít - Công ty Cổ phần nông lâm FOBIC; dự án phát triển trồng quế hữu cơ tại xã Pắc Ta - Công ty TNHH MTV nông lâm nghiệp Bateco Lai Châu... 

Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, kinh tế của huyện Tân Uyên cũng có nhiều chuyển biến tích cực, năm 2022 thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 43 triệu đồng. Nông - lâm - nghiệp cũng có sự thay đổi vượt bậc cả về lượng và chất.

Riêng trong năm 2022 đầu năm 2023, huyện đã tổ chức 32 cuộc làm việc với 12 nhà đầu tư đến khảo sát tìm kiếm cơ hội. Theo đó, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 02 dự án trên địa bàn huyện với tổng số vốn trên 180 tỷ đồng gồm: dự án phát triển nông lâm nghiệp và dược liệu FOBIC; dự án phát triển trồng quế hữu cơ tại xã Pắc Ta.

z4191434705673_9147967b7d632922fcd0682dae22a598

Đoàn công tác của Hiệp hội VARISME thăm quan nhà máy chế biến chè Tân Uyên.

Về xây dựng nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện đã có 9/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thị trấn đạt đô thị văn minh, huyện đã hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. 

Cùng với đó, huyện cũng làm tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP), phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững. 

Đồng thời, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP, đáp ứng yêu cầu của thị trường, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo tồn cảnh quan, văn hóa truyền thống, đặc biệt ở vùng miền núi, đồng bào dân tộc khó khăn. Đến nay, huyện đã có 18 sản phẩm OCOP, trong đó có 17 sản phẩm đạt 03 sao, 01 sản phẩm đạt 04 sao (sản phẩm chè - Công ty Cổ phần trà Than Uyên) và xây dựng được mã vùng sản phẩm (từ năm 2021) - sản phẩm trồng chuối tại xã Pắc Ta. Đây là cơ sở quan trọng để huyện Tân Uyên tiếp tục thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm tiếp theo.

z4191434023069_1bb2432f63a83099b23f692c5abae532

Chủ tịch Hiệp hội VARISME Nguyễn Ngọc Quang phát biểu tại buổi làm việc.

Với những chia sẻ của lãnh đạo UBND huyện Tân Uyên, đại diện cho đoàn công tác - Chủ tịch Hiệp hội VARISME Nguyễn Ngọc Quang thông tin: Hiệp hội chúng tôi luôn quan tâm và mong muốn kết nối để xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông sản sạch trên khắp mọi miền đất nước. Với lợi thế của huyện Tân Uyên cũng như sự phát triển của huyện trong thời gian qua, tôi hi vọng huyện sẽ thu hút được nhiều hơn nữa các nhà đầu tư, nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện; đồng thời, khai thác hợp lý, hiệu quả tiềm năng phát triển nông - lâm - nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với xây dựng đô thị văn minh, nông thôn mới kiểu mẫu. 

Là huyện có lợi thế về điều kiện khí hậu phù hợp để sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt Tân Uyên là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh, người dân trên địa bàn huyện có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, khả năng tiếp cận thị trường nhạy bén, năng động; cùng cách nghĩ, cách làm sáng tạo của người dân và sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền nơi đây, hi vọng rằng huyện Tân Uyên sẽ thúc đẩy phát triển hơn nữa, góp phần nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn huyện - Phó Chủ tịch Hiệp hội VARISME, Nhà báo Nguyễn Nam Thắng - Tổng biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn chia sẻ.         

   

Nguyên Nam - DNTH

Các tin khác

VARISME hợp tác chiến lược cùng huyện Đức Cơ vì biên giới giàu mạnh

VARISME hợp tác chiến lược cùng huyện Đức Cơ vì biên giới giàu mạnh

Với lợi thế là huyện nông nghiệp, có diện tích đất sản xuất rộng lớn và màu mỡ, việc Hiệp hội VARISME hợp tác chiến lược với huyện Đức Cơ góp phần xây dựng biên giới ngày càng giàu mạnh.

Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”

Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”

Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải pháp đẩy mạnh cho vay, cấp tín dụng cho nông nghiệp sạch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Hưng Hải

Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Hưng Hải

Sáng ngày 29/10 tại Hải Dương, công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải (Công ty KTCTTL Bắc Hưng Hải) tổ chức hội thảo xin ý kiến cho dự thảo “Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH một thành viên KTCTTL Bắc Hưng Hải” nhằm hoàn thành chiến lược và báo cáo Bộ Nông nghiệp & PTNT với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp & PTNT quản lý.