Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải pháp đẩy mạnh cho vay, cấp tín dụng cho nông nghiệp sạch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tham dự hội thảo có ông Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Ngọc Quang - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa nghành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme), lãnh đạo Viện chiến lược ngân hàng, lãnh đạo các ngân hàng và đại diện doanh nghiệp.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn nhấn mạnh: Kinh nghiệm của các quốc gia đi đầu trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới cho thấy, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành/trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đơn cử như Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 và Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Ông Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN Việt Nam đánh giá, chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang được kiểm soát tốt. Trong đó, nợ quá hạn ở mức thấp, chỉ khoảng 1,1% tổng dư nợ.
Cụ thể, số liệu từ Vụ tín dụng các ngành kinh tế cho biết, đến cuối tháng 9/2024, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 27.000 tỷ đồng với trên 9.100 khách hàng còn dư nợ.
Trong đó, doanh số cho vay trong 9 tháng đầu năm nay đạt khoảng 17.000 tỷ đồng, doanh số năm 2023 là trên 20.000 tỷ đồng và năm 2022 là khoảng 15.000 tỷ đồng.
Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN Việt Nam phát biểu tai Hội thảo
Cùng chia sẻ tại Hội thảo, theo ông Ông Nguyễn Văn Bách - Trưởng Ban Chính sách tín dụng, Ngân hàng Agribank cho biết, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Dù vậy, nông nghiệp Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhu cầu chất lượng ngày càng tăng cao...
Theo đó, đề cập đến giải pháp "gỡ khó", ông Bách nhận đề xuất các cơ quan quản lý cần ban hành cơ chế chính sách, quy định rõ ràng, chi tiết về các khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch. Như vậy, khi doanh nghiệp muốn đầu tư có thể đánh giá, xem xét dựa trên các tiêu chí rõ đó để đưa ra kết luận về dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có đáp ứng được tiêu chí đó không, tiêu chí cần đáp ứng là gì, lộ trình thực hiện ra sao?.
"Đồng thời, cũng xuất phát từ các tiêu chí đó, khi các TCTD đầu tư vốn, đưa ra các chương trình hỗ trợ, khuyến khích đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng dễ dàng, chi tiết hơn", ông Bách nêu.
Ông Nguyễn Văn Bách - Trưởng Ban Chính sách tín dụng, Ngân hàng Agribank trao đổi cùng ông Nguyễn Ngọc Quang - Chủ tịch Varisme bên lề Hội thảo
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch Varisme chia sẻ tại Hội thảo: lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tổ chức chương trình hội thảo rất hữu ích, kịp thời, các ý kiến đưa ra đều thời sự, cấp bách. Tôi nhận thấy việc cấp tín dụng cho nông nghiệp xanh - sạch và nông nghiệp công nghệ cao thì doanh nghiệp cần rất nhiều vốn nhưng tiếp cận nguồn vốn lại rất khó khăn. Các ngân hàng yêu cầu nhiều thủ tục và tài sản để thế chấp, trong khi đó nguồn lực của các doanh nghiệp thì không đủ để đáp ứng. Chính vì vậy doanh nghiệp muốn làm nông nghiệp quy mô lớn đều gần như không thể tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng. Nhà Nước đã từng đưa ra nhiều gói vốn hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau Covid-19 nhưng gần như giải ngân được nhỏ giọt, vấn đề là nằm ở cơ chế, chính sách có lẽ chưa phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Ông Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trao đổi cùng ông Nguyễn Ngọc Quang - Chủ tịch Varisme bên lề Hội thảo
Chúng tôi nhận thấy, áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp khác với hiệu quả cao trong nông nghiệp, Varisme cũng có nhiều doanh nghiệp nông nghiệp thiếu vốn, gặp nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên ngành tài chính, bảo hiểm gần như không để ý nhiều đến bảo hiểm cho ngành nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi nhằm phòng tránh rủi ro cho người nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp. Đề nghị các công ty bảo hiểm cần có các sản phẩm phù hợp dành cho ngành nông nghiệp - ông Quang chia sẻ thêm.
Hoàng Sâm
Sáng ngày 29/10 tại Hải Dương, công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải (Công ty KTCTTL Bắc Hưng Hải) tổ chức hội thảo xin ý kiến cho dự thảo “Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH một thành viên KTCTTL Bắc Hưng Hải” nhằm hoàn thành chiến lược và báo cáo Bộ Nông nghiệp & PTNT với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp & PTNT quản lý.
Chiều 11/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme) nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
Liên hoan ca khúc doanh nhân, doanh nghiệp toàn quốc năm 2024 đã trao giải cho 10 tiết mục của các doanh nghiệp, doanh nhân, hiệp hội doanh nghiệp. Trong đó, Hiệp hội VARISME đoạt giải Ấn tượng với tiết mục Nhịp cầu tin yêu VARISME. Chương trình do VCCI tổ chức sáng nay (11/10) tại Nhà hát Tuổi trẻ.