Khuyến khích xuất khẩu chính ngạch hàng nông sản gắn với xây dựng thương hiệu

Quyền Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Đặng Văn Tuấn cho biết, năm 2022, khắc phục khó khăn sau dịch COVID-19, tỉnh khẩn trương đổi mới điều hành xuất khẩu; trong đó, khuyến khích xuất khẩu chính ngạch nông sản hàng hóa, mở rộng thị trường đối với sản phẩm xuất khẩu chủ lực; đồng thời, gắn với xây dựng thương hiệu. Mục tiêu năm 2022 đạt kim ngạch xuất khẩu 3,25 tỷ USD, tăng hơn 12% so với năm 2021.

Chú thích ảnh

Sơ chế thanh long xuất khẩu ở Tiền Giang (ảnh tư liệu).

Ngay từ đầu năm, Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ lưu thông và thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa hợp lý, hiệu quả. Tỉnh tăng cường hợp tác, kết nối cung cầu với các tỉnh, thành phố khác nhằm tạo nguồn cung đáp ứng nhu cầu của người dân và hỗ trợ tìm đầu ra cho doanh nghiệp xuất khẩu; hướng đến giảm dần xuất khẩu tiểu ngạch và nâng cao tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu chính ngạch, nhất là mặt hàng trái cây đặc sản chủ lực của địa phương.

Cùng với việc tuyên truyền các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, tỉnh chú trọng hướng dẫn cách xác định đạt tiêu chí quy tắc xuất xứ hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi theo FTAs; đặc biệt, nâng cao nhận thức về thực thi quy định pháp luật phòng vệ thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.  

Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản địa phương theo đường chính ngạch, nhất là trong việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) vào các thị trường có tham gia các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Cùng đó, Tiền Giang củng cố mạng lưới quảng bá sản phẩm, tăng năng lực và đẩy mạnh cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước để doanh nghiệp có thể kịp thời nắm bắt thông tin, yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ hàng hóa, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước trên thế giới nhằm đa dạng hóa kênh tiêu thụ, khơi thông dòng chảy hàng hóa đến các thị trường nói chung.

 

Trong năm 2022, Tiền Giang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại thông qua ứng dụng thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số trên lĩnh vực công thương; chú trọng kết nối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm thông qua các phương tiện này, góp phần tận dụng cơ hội đẩy mạnh thương mại điện tử nhằm thúc đẩy phát triển mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu cho sản phẩm Tiền Giang nói chung.

Tỉnh tập trung hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp xuất khẩu trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế như: Cổng thông tin xuất khẩu của Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại và các trang bán hàng như: Sendo, Shopee, Tiki, Voso, Postmart...

Năm 2021, mặc dù dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhưng nhờ nỗ lực vượt khó, kịp thời đưa ra các giải pháp vừa kiểm soát dịch bệnh hiệu quả vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, kim ngạch xuất khẩu của Tiền Giang đạt 2,9 tỷ USD, đạt gần 90% so chỉ tiêu được giao.

Tin, ảnh: Minh Trí (TTXVN)

Các tin khác

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.

Hàng trăm tấn tinh dầu quế tồn kho, VPSA kiến nghị Chính phủ gỡ khó

Hàng trăm tấn tinh dầu quế tồn kho, VPSA kiến nghị Chính phủ gỡ khó

Tinh dầu quế tồn kho do vướng quy định xuất khẩu, Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) có văn bản kiến nghị Chính phủ tháo gỡ

Không để tiếp tục chậm trễ trong phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Không để tiếp tục chậm trễ trong phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024 về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công 2024.