Tầm soát ung thư toàn thân có cần thiết hay không?

Ung thư là căn bệnh đang đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam là nước có tỉ lệ tử vong do căn bệnh này cao nhất. Vấn đề này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi tầm soát ung thư toàn thân có cần thiết hay không để giảm tỉ lệ tử vong của bệnh ung thư.

Một điều đáng lo ngại là bệnh nhân ung thư đang ngày càng trẻ hóa về độ tuổi, người trong độ tuổi 20-30 tuổi mắc bệnh ngày càng nhiều.

Tầm soát ung thư toàn thân là gì?

Ung thư không phải là "bản án tử hình" như nhiều người vẫn nghĩ. Bệnh có thể chữa được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, ung thư thường phát triển từ từ và không gây ra biểu hiện ở giai đoạn đầu đến khi triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị phức tạp, cơ hội sống cũng thấp hơn nhiều. Chính bởi vậy, theo các chuyên gia, tầm soát ung thư là cách tốt nhất giúp phòng và phát hiện sớm ung thư, tăng cơ hội điều trị cũng như cơ hội sống của người bệnh. 

Sở dĩ nói tầm soát ung thư có thể phòng bệnh ung thư là do tầm soát có thể phát hiện được những bất thường trên cơ thể có thể tiến triển thành ung thư sau này như polyp, loạn sản cổ tử cung...

Tầm soát ung thư toàn thân là việc thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán để phát hiện toàn bộ ung thư trên cơ thể như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư tuyến giáp, ung thư vú, cổ tử cung (nữ),...

 

Nguyên nhân khiến bệnh ung thư ngày càng gia tăng

Nguyên nhân khiến bệnh ung thư ngày càng gia tăng có liên quan đến các yếu tố như môi trường ô nhiễm, vấn nạn thực phẩm bẩn, thuốc bảo vệ thực phẩm tồn dư. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh ung thư có liên quan đến thói quen, lối sống không khoa học như hút thuốc, nghiện rượu, lười vận động, đời sống tình dục không lành mạnh.

tam soat ung thu toan than co can thiet hay khong
Ô nhiễm môi trường khiến ung thư ngày càng gia tăng.

Ngoài ra, những nguyên nhân khác dẫn đến bệnh ung thư như gia đình có tiền sử mắc bệnh, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, tiếp xúc với bức xạ, tiếp xúc với các chất gây ung thư.

Đối tượng nào nên tầm soát ung thư toàn thân?

Theo lời khuyên của các bác sĩ, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, người trong độ tuổi từ 40 trở lên nên thực hiện tầm soát ung thư toàn thân, đặc biệt với những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Những đối tượng này bao gồm: gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư, người mắc bệnh polyp đại tràng, hội chứng đa polyp tuyến, viêm loét dạ dày, xơ gan, hút thuốc lá trong nhiều năm liền, nghiện rượu.

Cũng theo lời khuyên của các bác sĩ, mỗi năm tốt nhất nên tầm soát ung thư 1 lần. Những trường hợp gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư cần thực hiện tầm soát 6 tháng 1 lần.

Các bước khám tầm soát ung thư toàn thân

Bước 1: Khám lâm sàng với bác sĩ Ung bướu

Đây là bước đầu tiên và cũng đóng vai trò quan trọng trong tầm soát ung thư. Quá trình khám lâm sàng giúp bác sĩ tìm kiếm hạch bất thường, khối u trên cơ thể đặc biệt là ở vùng cổ, bụng... Khám lâm sàng cũng giúp bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe chung của người bệnh, tìm hiểu tiền sử bệnh cá nhân, gia đình, đánh giá nguy cơ bệnh...

Đối với nữ giới, Gói tầm soát ung thư nâng cao có thêm danh mục khám chuyên khoa Phụ Sản nhằm phát hiện sớm một số bệnh lý phụ khoa.

tam soat ung thu toan than co can thiet hay khong

Tầm soát ung thư toàn thân giúp phát hiện bệnh sớm.

Bước 2: Các xét nghiệm

- Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư có giá trị nếu biết cách áp dụng. Một số chất chỉ điểm ung thư có giá trị thường được sử dụng bao gồm CA 125 (ung thư buồng trứng), CA 15 - 3 (ung thư vú), PSA (ung thư tuyến tiền liệt), AFP (ung thư gan nguyên phát), CEA (ung thư đại trực tràng)...

- Xét nghiệm nước tiểu, tìm máu trong phân: Sàng lọc ung thư đại trực tràng hoặc polyp đại trực tràng. Đối với nữ giới, có thêm xét nghiệm sinh hóa: PAP, HPV là những xét nghiệm giúp phát hiện những bất thường sớm ở cổ tử cung - loạn sản. 

Bước 3 : Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng

Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng có thể cho thấy hình ảnh chi tiết bên trong các cơ quan trong cơ thể, hình ảnh khối u, kích thước khối u, và vị trí di căn. Một số phương pháp thường được chỉ định bao gồm:

- Chụp X-quang tuyến vú (chụp nhũ ảnh): Thường là lựa chọn đầu tiên để xác định ung thư vú ở nữ.

- Siêu âm ổ bụng: Được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán ung thư nguyên phát, sự xâm lấn của u nguyên phát sang các cơ quan lân cận và phát hiện di căn xa như: ung thư gan, ung thư thận, ung thư buồng trứng… 

- Siêu âm tuyến giáp: Phát hiện sớm ung thư và bệnh lý tuyến giáp.

- Chụp CT lồng ngực – ổ bụng – tiểu khung: Làm nổi bật các khối u nguyên phát và cả các ổ di căn với khả năng phát hiện các khối u, bao gồm cả u nguyên phát và thứ phát với kích thước nhỏ.

- Nội soi: Nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, trực tràng… cho phép bác sĩ phát hiện các bất thường, ung thư trong cơ thể. Trong quá trình nội soi, nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể làm thủ tục sinh thiết đồng thời.

Sau khi một loạt các xét nghiệm, chẩn đoán và đã xác định được khối u, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện sinh thiết để kết luận về ung thư. Sinh thiết là thủ tục trong đó các bác sĩ loại bỏ một mẫu mô sau đó quan sát dưới kính hiển vi để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Theo Tường Vy/KTMT

Các tin khác

Bộ Y tế: Gia hạn, cấp mới hơn 16.300 thuốc, vaccine, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, phòng chống dịch

Bộ Y tế: Gia hạn, cấp mới hơn 16.300 thuốc, vaccine, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, phòng chống dịch

Theo Bộ Y tế, kết quả đấu thầu tập trung cấp quốc gia đã góp phần giúp ổn định tình hình cung ứng thuốc tại các địa phương, đặc biệt có ý nghĩa đối với các thuốc có số lượng nhu cầu sử dụng lớn như thuốc kháng sinh, tiêu hóa, tim mạch và thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

Xem xét, công bố hết dịch COVID-19

Xem xét, công bố hết dịch COVID-19

Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thống nhất với đề xuất của Bộ Y tế về việc điều chỉnh bệnh COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B; đồng thời giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp xem xét, công bố hết dịch theo quy định của pháp luật.

Chính phủ đồng ý mua 21,9 triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer cho trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi

Chính phủ đồng ý mua 21,9 triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer cho trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 14/NQ-CP về việc mua vaccine phòng COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.