Tìm giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển đổi số trong nông nghiệp

Ngày 29/5 tại TP HCM đã diễn ra Hội thảo “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển đổi số trong nông nghiệp - Một số vấn đề và giải pháp” do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme) phối hợp với Triển lãm ILDEX Viet Nam tổ chức.

Toàn cảnh Hội thảo

 

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đóng vai trò quan trọng để giải quyết các vấn đề khó khăn như biến đổi khí hậu, môi trường, hạn chế về địa lý, nguồn nước… giúp cho ngành nông nghiệp các địa phương phát triển. Trong khi đó vấn đề chuyển đổi số trong nông nghiệp lại đóng vai trò giúp cho người dân, doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, từ đó gia tăng lợi nhuận.

Hội thảo gồm 02 chủ đề chính: “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng” và “Chuyển đổi số trong nông nghiệp”.

Ông Nguyễn Ngọc Quang - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (Varisme) phát biểu khai mạc Hội thảo

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Quang cho biết, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, chúng ta cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp. Theo báo cáo điều tra của Tổng cục Thống kê về lao động và việc làm năm 2021 thì lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn có tới 36,7 triệu người tức là chiếm 67% lực lượng lao động của cả nước. Theo dự báo của các nhà khoa học thì trong thời gian sắp tới chúng ta sẽ phải đối mặt với các vấn đề về biến đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng cao – ngập mặn, hạn hán, ngập lụt… Vì vậy ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung sẽ dễ bị tổn thương, khó khăn. Một trong các giải pháp là đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu giúp tăng trưởng kinh tế địa phương, ổn định an sinh xã hội. Các nhà khoa học trong và ngoài Hiệp hội Varisme cũng đã ngày đêm nghiên cứu và đưa ra thực nghiệm những giống cây trồng, những sản phẩm nông nghiệp phù hợp và thích ứng với môi trường, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Ths. Kỹ sư nông nghiệp Võ Thị Ngọc - Phó Viện Trưởng Viện Đào tạo và phát triển du lịch sinh thái – Giám đốc Công ty TNHH Lương thực MS2019 MASTE-RUMA chia sẻ câu chuyện đam mê với cây lúa với ước vọng thực hiện nghiên cứu đưa ra một giống cây mới và phân bón hữu cơ sinh học.

Kỹ sư Võ Thị Ngọc chia sẻ tại Hội thảo

 

Sau nhiều năm nghiên cứu khổ công, nhà khoa học giống Võ Thị Ngọc đã phát minh giống gạo mới có tên MS2019 Master Ruma đặc biệt là hai giống lúa Tím Than và Trắng Sữa xếp vào nhóm lúa thơm năng suất và chất lượng cao. Hai loại gạo Tím Than và Trắng Sữa pha trộn với tỷ lệ hợp lý được loại gạo gọi là “Song Ngọc” ăn thơm ngon bổ dưỡng người dùng ưa chuộng. Gạo Tím Than còn chế biến được nhiều loại thực phẩm như bún khô, bánh tráng cuốn, bột dinh dưỡng từ gạo và pha trộn với bột đậu các loại… Gạo Tím Than đạt giải khuyến khích cuộc thi “Gạo ngon thương hiệu Việt” (Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ IV- Vĩnh Long 2019).  Tham gia báo cáo khoa học về bộ giống lúa MS2019 Master Ruma, Kỹ sư Võ Thị Ngọc được nhận giải thưởng quốc tế “Nhà khoa học tiêu biểu xuất sắc toàn cầu năm 2024” vừa tổ chức tại Hilton Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất. 

Ông Đỗ Ngọc Chung chia sẻ tại Hội thảo

TS. Đỗ Ngọc Chung – Giảng viên Trường Đại học công nghệ GTVT, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sản xuất và Thương mại Giá đỗ Tiến Sỹ chia sẻ tham luận “Chia sẻ câu chuyện và Giải pháp tăng trưởng đột biến lợi nhuận cho sản phẩm nông nghiệp” với câu chuyện về nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm từ hạt đỗ xanh như: giá đỗ, rau mầm, máy ủ giá tự động, tăm nguyên sinh…

 

TS Nguyễn Hoàng Hiệp – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, Giám đốc công ty SQV Internation chia sẻ tham luận: Chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam - Một số vấn đề và giải pháp.

Thế giới đang phải đối phó với thách thức dân số tăng trưởng nhanh, diện tích và lao động trong ngành nông nghiệp giảm, biến đổi khí hậu, đô thị hóa…. TS Nguyễn Hoàng Hiệp đưa ra gói 5 giải pháp thực hiện chuyển đổi số: Một là, phát triển hạ tầng công nghệ; hai là, đào tạo nguồn nhân lực; ba là, hỗ trợ vốn đầu tư; bốn là, khuyến khích ứng dụng công nghệ; năm là, tăng cường phối hợp với các bên liên quan. Trong đó cần có giải pháp kỹ thuật cho chuyển đổi số như: Sử dụng công nghệ IoTs, dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu, ứng dụng thiết bị di động thông minh và phần mềm quản lý nông nghiệp.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ

 

Bà Bùi Thị Thi, Tổng Giám đốc Công ty CP NTNC chia sẻ câu chuyện thực tế khi tư vấn cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đều đang vướng phải một số hạn chế như: trình độ nhân sự còn thấp; tuyển mới và đào thải liên tục; quy trình vận hành còn nhiều kẽ hở, chưa được khoa học, đồng bộ; chưa tính toán chính xác được nguyên liệu đầu vào, chi phí quản lý và nhân sự cao… Trong khi đó tâm lý của chủ doanh nghiệp và các cấp quản lý lại ngại thay đổi, sợ thay đổi, chưa xác định ưu tiên đầu tư cho việc chuyển đổi số doanh nghiệp mà chỉ ưu tiên hàng đầu là tăng doanh số.

Vậy để giải quyết các vấn đề doanh nghiệp còn lo ngại, NTNC đã tận tâm tư vấn cho các chủ doanh nghiệp về tính cấp thiết của chuyển đổi số, lợi ích to lớn sau khi chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là giúp quản trị dễ dàng, tối ưu hệ thống, quản trị rủi ro mà còn giúp quản lý chặt chẽ linh hoạt chuỗi cung ứng, giảm thiểu chi phí đầu vào đến tối đa, đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế khi cần phải xuất khẩu – Bà Thi chia sẻ.

Bà Bùi Thị Thi chia sẻ câu chuyện thực tế tại Hội thảo

 

Cũng trong khuôn khổ của chương trình, bà Bùi Thị Thi cũng xin dành tặng 10 suất quà trải nghiệm thử phần mềm độc quyền do NTNC phát triển dành riêng cho khối các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa.

Trước khi kết thúc chương trình hội thảo, các doanh nghiệp, khách mời đã đặt nhiều câu hỏi về phía các nhà nghiên cứu, các diễn giả nhằm làm rõ hơn nữa các vấn đề cốt lõi trong nội dung khuôn khổ của Hội thảo.

 

Hoàng Sâm

Các tin khác

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới có ít nhất 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới có ít nhất 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 321/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.