Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng 30% trong 2 tháng

Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đã đạt 6,1 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2017. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cho năm nay lên tới 41 tỉ đô la.



Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đã đạt 6,1 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2017. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cho năm nay lên tới 41 tỉ đô la.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong số 6,1 tỉ đô la Mỹ xuất khẩu, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 3,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 27,8%. Xuất khẩu thuỷ sản ước đạt gần 1,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 29,5%. Xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 1,43 tỉ đô la Mỹ, tăng 28,5%…

Trước đó, khi đánh giá về năm 2017, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay, mặc dù gặp nhiều thách thức như thiên tai, dịch bệnh, nhưng bức tranh tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp đã đạt được những mốc rất quan trọng. Chính phủ đề ra kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 32-33 tỉ đô la nhưng đến hết năm đạt 36,37 tỉ đô la, là con số rất lớn.

Một con số rất đáng ghi nhận nữa là thặng dư tuyệt đối của ngành nông nghiệp đã đạt 8,55 tỉ đô la trong năm qua, vượt hơn 1 tỉ đô la so với năm 2016. Bên cạnh đó, có nhiều kỷ lục mới được thiết lập, ví dụ ngành hàng thủy sản lần đầu tiên Việt Nam vượt 8 tỉ đô la, ngành gỗ lần đầu tiên cán mốc 8 tỉ đô la, ngành rau quả đạt 3,45 tỉ đô la và vượt qua lúa gạo.

Cũng trong năm 2017, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, lĩnh vực nông nghiệp nhận được sự quan tâm từ nhiều thành phần kinh tế. Gần 2.000 doanh nghiệp tập trung đầu tư vào nông nghiệp với giá trị vốn lên đến hàng tỉ đô la, trong đó có những doanh nghiệp lớn. Đặc biệt, hợp tác xã kiểu mới năm vừa rồi cũng bùng nổ. Nhiều hợp tác xã kiểu mới được xây dựng theo Luật năm 2012 để làm hạt nhân liên kết với chính các doanh nghiệp với các thành phần kinh tế, tạo ra chuỗi liên kết khép kín, từ xây dựng vùng nguyên liệu, cho đến chế biến, xuất khẩu.

Vụ Kế hoạch, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm 2018 đạt 41 tỉ đô la, trong đó các sản phẩm trồng trọt trên 22 tỉ đô la, thủy sản khoảng 10 tỉ đô la, lâm sản khoảng 9 tỉ đô la.

Để đạt được mục tiêu trên, trong năm 2018, Bộ NN&PTNT tập trung đồng bộ cả 3 khâu: phát triển nguyên liệu tập trung theo lợi thế từng vùng miền; đi sâu hơn vào công tác chế biến; mở rộng thị trường.

Về phía doanh nghiệp, việc mời doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp đã khó, để giữ chân họ ở lại còn khó hơn. Do đó, Bộ NN&PTNT sẽ phải phối hợp với các bộ, với các địa phương tháo gỡ thủ tục hành chính để củng cố niềm tin cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư. Bên cạnh đó, phải phối hợp chặt chẽ, coi khó khăn của doanh nghiệp chính là khó khăn của ngành, chính là khó khăn của địa phương trên cơ sở đó cùng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Hơn nữa, Bộ phải xác định đồng hành với doanh nghiệp, khi doanh nghiệp có khó khăn gì phải tập trung giải quyết, đặc biệt là tháo gỡ rào cản thị trường.

Các tin khác

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới có ít nhất 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới có ít nhất 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 321/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.